Thông tin tư vấn: 02283849023    

KHÁT NHU CẦU NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS
  (Cập nhật: 10/3/2018)

 Là ngành có vai trò quan trọng trong sự nền kinh tế, nhưng ngành logistics nước ta lại chưa có được nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển.

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, có tới 80,26% nhân lực trong các Cty logistics được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày, 23,6% lao động tham gia các khóa đào tạo trong nước, thuê các chuyên gia nước ngoài đến đào tạo 6,9%; tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài 3,9%. Đây là hệ quả của công tác đào tạo chưa có sự dự đoán chính xác về phát triển ngành nghề và chưa gắn với nhu cầu thực tế sử dụng lao động của các DN.

Mặc dù các doanh nghiệp logistics đang rất “khát” nhân lực để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, nhưng có một thực tế là hiện nay nguồn nhân lực có kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực logistics và sử dụng tiếng Anh tốt “đang chảy mạnh” về tay các doanh nghiệp ngoại

Chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu lao động

Logistics trên thế giới được xác định là một ngành công nghiệp dịch vụ. Tại Việt Nam, các chuyên gia tính toán, hàng năm các doanh nghiệp phải tiêu tốn chi phí tương đương 25% GDP cho dịch vụ logistics.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM về chất lượng nguồn nhân lực logistics, hiện ở Việt Nam, nhân lực ngành này chủ yếu được lấy từ các đại lý vận tải biển. Có 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên.

Các số liệu nghiên cứu này đã cho thấy, nguồn nhân lực logistics của nước ta không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng, điều này rất không hợp lý với một ngành dịch vụ có quy mô lên đến 22 tỷ USD, chiếm 20,9% GDP của cả nước, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20 – 25%.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu lao động và thông tin thị trường lao động TP HCM, hiện có ít nhất 300.000 doanh nghiệp trong cả nước tham gia vào lĩnh vực logistics, với khoảng 1,5 triệu người lao động làm nghề logistics. Trong đó, TPHCM chiếm khoảng 40%. Nhu cầu tuyển dụng của ngành này, trong những tháng cuối năm 2015, tăng đột biến tới 66%, đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng trong các ngành nghề tại TPHCM. Các doanh nghiệp cần nhiều lao động ở các vị trí như nhân viên chứng từ – thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu, thu mua, điều hành – quản lý kho… Đồng thời, cần nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề ở các vị trí như: Lái xe các phương tiện vận tải nặng, phụ kho, nhân viên giao hàng.

Từ nay đến năm 2020, các nhóm ngành kinh tế trong đó có logistics ở TPHCM có nhu cầu đến 25.000 lao động. Ngành logistics là xu hướng phát triển, tiếp tục cần nhiều nhân lực trong những năm tới. Mức thu nhập của ngành này cũng cao hơn mặt bằng chung song nguồn cung cấp lao động mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu.

Đây là nghề có thu nhập cao- cơ hội cho lao động trẻ

Do nguồn nhân lực logistics đang thiếu trầm trọng cũng như nhận thức của DN về vai trò của logistics ngày càng cao nên những người được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này luôn là “điểm ngắm” của các DN. Chính vì vậy, thu nhập của những người làm nghề này khá cao. Một nhân viên làm trong lĩnh vực này tiết lộ, LĐ làm ở vị trí nhân viên lương từ 300 USD trở lên, làm ở cấp điều hành lương 1.000 USD trở lên và cấp quản trị thì mức lương từ 3.000 USD.

Quyết định số 175 QĐ-TTg ngày 27/1/2011 của Thủ tướng phê duyệt “Chiến lược phát triển tổng thể khu vực dịch vụ của Việt Nam đến 2020” đã  nêu rõ: “Coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa”. Điều này cho thấy, việc phát triển ngành logistics và nguồn nhân lực logistics đã trở thành chương trình cấp quốc gia. Nhu cầu về nhân lực logistics trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục tăng và sẽ thu hút hàng trăm nghìn nhân lực trẻ tham gia.

(Nguồn: số liệu thống kê tổng hợp)






Tin khác


Ngành logistics Việt Nam đứng trước nhiều thách thức trong năm 2018

Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ logictics của cả nước

Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 giảm so với tháng 8

KHÁT NHU CẦU NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS

Xuất khẩu xi măng 6 tháng đạt 9 triệu tấn

CẬP NHẬT NĂNG LỰC VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ CỦA HOA KỲ

Quyết định “chưa từng có trong lịch sử” Bộ Công Thương: Hiệp hội logistics đề nghị xem xét lại

Hoàn tất mở rộng cảng Chu Lai

Tìm hiểu về 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL trong ngành Logistics